Saturday, April 12, 2014

• Hiến Pháp VC: ĐẠI ÂM MƯU HÒA HỢP HÒA GIẢI - Nguyễn Nhơn


Tôi rất đắn đo khi viết xuống bài nầy. Đang khi trào lưu ký tên vào “ Bản Tuyên bố Công dân Tự do” của Nguyễn Đắc Kiên đang phát triển rầm rộ. Đang khi những bản Tuyên ngôn, Tuyên bố của các tổ chức chánh trị, tôn giáo đang phổ biến ào ạt. Tôi viết ra những ý kiến trái chiều, xem ra lạc lõng, nếu không muốn nói là tiêu cực, thiếu thiện chí. Nhưng vì lương tâm không thể im tiếng.

Tục ngữ có câu: Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không cạn lẽ là bất nghĩa. Tôi là một cá nhân nhỏ bé, không dám tự hào là mình biết. Nhưng trước vận mệnh đất nước, là con dân tự ý thức trách nhiệm nên mạnh dạn phát biểu ý kiến.






Đại âm mưu Hòa hợp Hòa giải
Ngày 25/2/2013, Tổng bí thư đảng csvn phát biểu tại Vĩnh Phúc:” …Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!…

Ngay ngày hôm sau, nhà báo Gia đình và Xã hội Nguyễn Đắc Kiên viết trên blog bài viết nẩy lửa trong đó 5 điểm sau đây, nay trở thành “ Bản Tuyên bố Công dân Tự do” đang được luân lưu thu nhận chữ ký:



 


1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.”




Lập tức, Nguyễn Đắc Kiên bị cho nghỉ việc. Vài hôm sau, Nguyễn Đắc Kiên viết trên blog hai bài liên tiếp kêu gọi hòa hợp, hòa giải, thậm chí đặt điều kiện tiên quyết dể hòa hợp hòa giải là không truy cứu “hồi tố” các tội phạm của bọn cs cầm quyền hiện nay đã gây ra:

-----------------------------------
“Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó, 
:mrgreen: không cho phép hồi tố, 
:mrgreen: truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay 
:mrgreen: bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ.”

-----------------------------------

Trong bài viết “ Về một vài định kiến tai hại, “ Nguyễn Đắc Kiên còn đi xa hơn, xóa nhòa các ý niệm về “phản động,” “Diễn biến Hòa bình”, “ Thế lực thù dịch “, nghĩa là xóa nhòa phân biệt giữa người dân bị áp bức, bất công với bọn cọng sản cầm quyền phạm tội, cũng có nghĩa là bất phân thiện, ác:

“Bản tuyên bố đâu có lời lẽ nào là tố cáo, là phỉ báng, là hằn học với ĐCS VN đâu? Ấy thế mà từ chị nội trợ, đến anh kỹ sư, từ bác giáo sư, đến cô bác sỹ… đều nhất loạt ký vào. Trong số 2.100 người ký tính đến tối 2/3, người Việt ở nước ngoài chiếm đa số tuyệt đối. Đấy chẳng phải là chỉ dấu cho mong muốn xoá bỏ hận thù, tức giận? Chẳng phải là chỉ dấu cho thấy người Việt ở khắp nơi đang mong mỏi cho một cuộc hoà hợp dân tộc nay mai hay sao?

Câu in đậm kể trên rõ ràng là cưởng ép, lập lờ đánh lận con đen: 
Người ta ký tên là ký xác nhận Quyền công dân Tự do chớ có phát biểu gì về vụ xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải đâu?


Đặt vào miệng những người ký tên vào bản tuyên bố ý tưởng xóa bỏ hận thù HHHG là trí trá, thiếu lương thiện. Vã lại, giữa người dân với nhau, dù trong hay ngoài nước thương nhau còn không hết, làm gì có thù oán mà XÓA BỎ HẬN THÙ, HÒA HỢP HÒA GIẢI?!

Trước thái độ quay quắc, tiền hậu bất nhất như vậy, có thể diễn giải bằng hai cách:
:arrow: Một là sau phút xuất thần, viết nên bản văn chân thật hùng hồn, đến khi bị cho nghỉ việc mới tự viết hai bài “phản tỉnh” lập công.
:arrow: Hai là bị ép buộc phải viết tiếp hai bài như vậy, nếu không sẽ bị bắt bỏ tù.

Cho nên mới có việc phân trần rằng tôi muốn sống yên phận làm biên tập viên nhà xuất bản do TS. Nguyễn Quang A vận động giúp!

Dầu sao thì sự việc cũng đã dở dang, những người ngay tình ký vào bản Tuyên bố nếu thật tâm MUỐN có những điều mình muốn thời phải tiếp tục công cuộc vận động công luận “ý thức về Quyền Công dân Tự do” và … SẲN SÀNG ĐỨNG LÊN TRANH ĐẤU ĐỂ ĐÒI CHO ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU MÌNH MUỐN. “TỰ DO KHÔNG CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG!”



Những màn trình diễn Hòa 
hợp Hòa giải ngoạn mục
Image
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn 
và ông Nguyễn Đạc Thành, 
người khởi xướng Sáng Hội Việt 
Mỹ VAF đã viếng thăm Nghĩa 
trang Quân đội Biên Hoà 
vào ngày 1 tháng 3 năm 2013.

Đầu tháng 3, 2013, trên các trang mạng xuất hiện những hình ảnh thật giựt gân: Thứ trưởng ngoại giao vc Nguyễn Thanh Sơn cặp kè với cái gọi là Chủ tịch Hội người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Foundation) Nguyễn Đạc Thành, thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và thắp nhang trước Đài Tử sĩ VNCH!

Người xem ngẩn ngơ tự hỏi làm sao có chuyện mèo khóc chuột một cách hoành tráng làm vậy?!

Câu chuyện còn đang râm rang thì ngày 7/3/2013, Tổng Lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân hướng dẫn một phái đoàn bề thế cũng hoan hĩ viếng thăm nơi mồ tử sĩ ấy và cũng thắp nhang trịnh trọng y như dzậy.

Như vậy là chuyện gì đây?
Trong khi các chú em nhỏ trong nước hí hửng nhảy cà tưng hô hoán: Ngày vẽ vang VNCH đã tới rồi: Mai mốt Nghĩa trang QĐBH sẽ được tái thiết huy hoàng, gã cựu chức việc tui lòng buồn rười rượi, nghĩ xa, nghĩ gần về một thời bán buôn chánh trị trên xương trắng của tử sĩ Miền Nam trong những ngày sắp tới!

Cứ liên kết cái bản “Tuyên bố Công Dân Tự do” của Nguyễn Đắc Kiên với hai bài “kêu gọi Hòa hợp, Hòa giải “ với “hai màn trình diễn” kể trên thì có thể mường tượng ra được tấn tuồng treo đầu dê, bán thịt chó sắp xãy ra.

Trước hết là trường hợp Nguyễn Đắc Kiên, một anh phóng viên tầm tầm lại cả gan giở giọng gióng một, gióng hai với Tổng Bí Thư Đảng cao nhất nước như vậy? Phải chăng có ai đó cở Đồng chí X bật đèn xanh thì chú em nhà báo nhỏ xíu kia mới dám vừa cà khịa Tổng Bí vừa lớn tiếng kêu gọi HHHG mới được chớ!

Trường hợp Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn thì cũng dzậy, chí ít thì cũng phải cở Tể ba Dê trở lên chấp thuận hay chỉ đạo thì mới dám vác đầu đi lễ bái tử sĩ “ngụy quân” như vậy.

Trường hợp TLS. Mỹ thì cũng vậy, phải có sự chấp thuận trước của Đại sứ Mỹ mới hướng dẫn một phái đoàn chánh thức viếng thăm Nghĩa trang QĐVNCH, chớ đâu phải thăm viếng riêng tư với tư cách cá nhân.

Câu hỏi đặt ra là: 
Vì sao bọn trùm csvn lại dám đơn phương hành động gọi là HHHG với “ Mỹ – Ngụy “ như vậy?

Chánh phủ Đoàn kết Dân tộc
Bọn viên chức Tổng Lãnh sự Tàu cọng Thành hồ dù có ham ăn, ham ngủ thì bọn tình báo Hoa Nam cũng đâu thể ngủ mê. Vậy thì làm sao mà để cho bọn tôi tớ An nam “làm ngụy” như dzậy? Câu trả lời thật giản dị: “Đế quốc Mỹ” đã thỏa thuận với “ Đại xì thẩu” Tàu đưa chú nhỏ CS An nam trình diễn HHHG ba bề, bốn bên để vỗ yên đám đông dân Việt đang làm ầm ỉ về tham nhũng thúi nát bên trong và nhượng biển đông cho Tàu cọng, có cơ nổi lên làm loạn.

Nếu sự thể diễn tiến xuôi chèo, mát mái thì rồi đậy, khi Mỹ thỏa thuận được với Tàu cọng về vấn đề Biển Đông thì Việt Nam cũng có một thứ gọi là Chánh Phủ Đoàn Kết Dân tộc mà thực chất vẫn là cọng sản trá hình, phục vụ cho quyền lợi Tàu là chính, hợp tác phần nào với Mỹ là phụ.

Rồi đây, một lần nữa, số phận Đất nước lại do bọn cọng sản đưa vào tay người ngoài định đoạt! 

Nếu Trí thức Việt Nam còn đáng mặt sĩ phu Đất Việt 
sẽ liều chết tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC đánh đổ chế độ cọng sản 
bán nước, buôn dân, 
giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho DÂN TỘC.


Làm được như vậy mới khỏi hỗ thẹn với công lao của tổ tiên trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.






Cố Thiếu tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Nhà nước Việt Nam đang thể hiện sự thay đổi quan trọng trong đối sách về chủ quyền biển đảo. Báo chí được phép phổ biến chương sử ca anh hùng của Hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Song hành với sự thay đổi này là nhiều ý kiến về việc vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa mất vào tay Trung Quốc. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

Cơ hội hòa giải dân tộc
TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc, nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc.

“ Khi mà đã công nhận chính quyền VNCH đã đề kháng chống cự lại sự xâm lược của Trung Quốc, thì dĩ nhiên vinh danh bất cứ ai đã hy sinh trong vấn đề Hoàng Sa. Hiện nay tôi chưa biết cụ thể sẽ như thế nào nhưng bây giờ là xu hướng chung và mọi người đang mong đợi.”

Cách đây 40 năm trong trận hải chiến Hoàng Sa từ 17 đến 19/1/1974, Hải quân VNCH đã thất trận trong một trận đánh không cân sức với hạm đội và máy bay Trung Quốc. 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã tử trận, trong đó có Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 là Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà hy sinh vì quyết không rời bỏ chiến hạm mà ông chỉ huy.


Trong hình là sử gia Nguyễn Ðình Ðầu phát biểu trong một buổi hội thảo về Hoàng Sa Trường Sa hồi tháng 9 năm 2009.

Khi mà đã công nhận chính quyền VNCH đã đề kháng chống cự lại sự xâm lược của Trung Quốc, thì dĩ nhiên vinh danh bất cứ ai đã hy sinh trong vấn đề Hoàng Sa. Hiện nay tôi chưa biết cụ thể sẽ như thế nào nhưng bây giờ là xu hướng chung và mọi người đang mong đợi
TS Sử học Nguyễn Nhã
Nhà báo Huy Đức, chủ blog Oshin đã mất gần 8 năm để tìm hiểu danh sách những chiến sĩ trận vong ở Hoàng Sa. Từ nhiều nguồn khác nhau và cập nhật từ các cựu sĩ quan Hải quân VNCH, Huy Đức đã lập danh sách 74 chiến sĩ VNCH tử trận mà ông vinh danh là liệt sĩ Hoàng Sa. 72 liệt sĩ có họ tên cấp bậc và 2 người họ tên chưa đầy đủ. Huy Đức đã được các trang mạng xã hội như Bauxite Việt Nam góp tay cho chiến dịch gọi là cùng hoàn chỉnh danh sách Liệt sĩ Hoàng Sa.

TS Nguyễn Quang A, một trong những người chủ trương Diễn Đàn Xã hội Dân sự hiện sống và làm việc ở Hà Nội trình bày ý kiến của ông về việc nhìn nhận những tử sĩ VNCH đã bỏ mình vì Hoàng Sa.

“Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế. Khi mà một chính phủ, một chế độ không làm được điều ấy thì trong người dân người cũng làm việc đó, có lúc thì âm thầm có lúc thì công khai. Những chuyện ấy rất là bình thường và lịch sử nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ những người ấy như là những người con thân yêu của đất nước.”

Bất kể ai chống ngoại xâm đều được trân trọng
Trong khi đó GSTS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng cho rằng, từ chỗ nhiều năm tránh đề cập trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và quân xâm lược Trung Quốc thì nay chính quyền đã công khai vấn đề này như một đối sách về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Tuy vậy ông Hùng cho là để chính quyền chính thức vinh danh các tử sĩ Hoàng Sa thì sẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa.

Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế
TS Nguyễn Quang A

“Tôi thấy là bất cứ người công dân nào của đất nước Việt chúng ta mà chống ngoại xâm, ở đây là chống Trung Quốc xâm lược đảo Hoàng Sa, thì đó là những người yêu nước đáng được trân trọng. Đối với chế độ bây giờ thì lần lần người ta sẽ nhận ra được vấn đề. Tôi nghĩ là họ từ từ nhưng đến một lúc nào đó thì sẽ xem những người này là liệt sĩ là anh hùng của đất nước.”


HQ-10 Nhật Tảo của VNCH đã nằm lại biển Hoàng Sa, năm 1974. Files photos 

Ngược dòng thời gian vào ngày 27/7/2011, nhân sĩ trí thức TPHCM đã cùng Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và Hoàng Sa Trường Sa. Như vậy từ gần ba năm trước các nhà hoạt động xã hội dân sự đã đi trước chính quyền một khoảng cách rất xa, nhất là trong bối cảnh chính quyền đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Lúc ấy Cụ Nguyễn Đình Đầu nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nhóm tổ chức đã phát biểu:

“Những người đã hy sinh rồi thì không nên phân biệt ý thức hệ hay về phuơng diện chính trị. Nhưng thế nào cũng có tác động về phương diện chính trị, tôi làm việc này thuần túy trên phạm vi tinh thần, cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho tổ quốc. Những chiến sĩ bên này hay bên kia nhưng đều là bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chúng tôi cũng cầu nguyện tôn vinh cả những đồng bào nạn nhân của những lực lượng thù địch ngoại bang chống phá Việt Nam.”

40 năm sau sự kiện Trung Quốc đánh bại VNCH xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội mới bắt đầu thể hiện việc nhìn nhận chế độ miền Nam đã chống cự giặc Trung Quốc xâm lăng. Nhưng khi nào nhà nước chính thức tôn vinh những tử sĩ Hoàng Sa chấp nhận vinh danh những người anh hùng bỏ mình vì chống ngoại xâm lại là một câu chuyện khác.Tại sao hòa giải dân tộc ở Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu kết quả sau khi chiến tranh đả kết thúc gần 4 thập niên. Nói như nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở Saigon, khi tham quan Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Thủ đô Hoa Kỳ, ông thấy những mộ phần của người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 được chôn cùng một khu không phân biệt Bắc quân-Nam quân. Điều này đã làm ông suy nghĩ rất nhiều và nghĩ rằng có thể đó là một trong những lý do để Hoa Kỳ trở thành một siêu cường của thế giới. 

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-06

No comments:

Post a Comment